Xu hướng trầm cảm của người trẻ trong đại dịch

Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu chính thức về chứng bệnh trầm cảm trong và sau đại dịch tại Việt nam song nhiều chuyên gia y tế và cả tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đã cảnh báo vấn đề này thông qua các bài viết chia sẻ của họ. 

Khi mà mọi người đang phải làm việc mỗi ngày, đối mặt với nhiều áp lực để tồn tại. Từ việc đi học, đi làm hay đi chơi thì vẫn có những điều khiến cho đầu óc của bạn luôn ở trạng thái stress ở mọi cấp độ. Cứ tưởng rằng đại dịch covid-19 khiến nhiều thành phố, địa phương phải giãn cách theo chỉ thị để chống dịch sẽ giúp chúng ta có thời gian ở nhà để sống chậm. Nhưng nếu sống chậm kéo dài một thời gian dài hơn chúng ta muốn, thì khi đó sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu trầm cảm, nó giáng một đòn lên tâm lý và làm gia tăng trầm trọng suy nghĩ tiêu cực của bản thân.

Theo đó, các vấn đề tâm lý như: căng thẳng thần kinh, rối loạn lo âu, lo lắng về sức khỏe, công ăn việc làm với nhiều mức độ khác nhau đều được xem là biểu hiện của chứng trầm cảm ở mức độ khác nhau và cần được theo dõi.

picture00000001-1633885241.png
(Hình ảnh cắt từ clip của kênh youtube: Phong Bụi)

 

Hình ảnh nam thanh niên đã may mắn được cứu sống sau khi nhảy cầu Bình Triệu vào cuối tháng 5 vừa rồi. Nguyên nhân của vụ nhảy cầu chính là anh ta bị rối loạn tâm lý sau thời gian dài cuộc sống bị ảnh hưởng của dịch covid 19, dẫn đến hiện tượng rối loạn lo âu. Một lý do khá đơn giản dẫn tới việc suy nghĩ thiếu thấu đáo của nam thanh niên, anh ấy có chia sẻ “chán đời nên buồn bực, buồn xã hội nữa”.

Qua trường hợp trên, chúng ta có thể thấy. Không chỉ là một môi trường không dịch bệnh mới có stress, mà bất kể là một môi trường nào cũng vậy. Khi mà đỉnh điểm của một áp lực tăng cao đến mức mà chúng ta không thể tiếp tục chứa đựng nó, thì ngay lập tức sẽ xảy ra phản ứng không điều kiện để giải phóng nó. Nhưng giải phóng bằng hình thức nào còn tùy thuộc và lối suy nghĩ tiêu cực hay tích của của cá nhân mỗi chúng ta.

Theo thống kê từ Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, từ tháng 5-2020 đến nay, tỷ lệ bệnh nhân đến khám và điều trị các chứng liên quan đến sức khỏe tâm thần gia tăng khoảng 30%, với trên dưới 300 người khám bệnh/ngày. 

Theo Bác sĩ CKII Trần Minh Khuyên – Trưởng khoa Tâm Thể BV Đại học Y dược TP. HCM: “Cái áp lực cuộc sống quá cao, càng ngày càng tăng cao, giống như cái mùa dịch này ngủ đêm sáng không biết chỗ mình làm việc có bị giăng dây hay không, tự dưng có thông báo anh là f1 có một ca nào đó, với những áp lực như vậy thì sẽ có những cơn bùng phát lên, stress lên và có biểu hiện nặng nề hơn.”

picture11111111111-1633885241.png
 Bác sĩ CKII  Trần Minh Khuyên – Trưởng khoa Tâm Thể BV Đại học Y dược TP. HCM

 Bác sĩ Khuyên cho rằng xu hướng dẫn đến vấn đề này hiện nay có 3 nguyên nhân sau: sợ bị lây bệnh; sợ bị cách ly; sợ mất việc làm, không có thu nhập. Bệnh nhân chủ yếu bị rối loạn lo âu, căng thẳng, cảm thấy không có động lực, trầm cảm và muốn tự tử. Đây là tỷ lệ tăng đáng báo động.

Chính thời điểm này là thời điểm mà nhiều người đối mặt mới các loại tâm lý khác nhau. Do lối sống hằng ngày được giao tiếp thoải mái với môi trường xung quanh, được trò chuyện với những người thân hay kể cả những người xa lạ không hề quen biết. Dịch bệnh diễn ra một cách khách quan và với thời gian ngắn ngủi, khiến cho nhiều người có khả năng thích nghi thấp dễ bị sốc với môi trường, dẫn đến xuất hiện những lối suy nghĩ nội tâm cột chặt họ. 

Chị  Thái Thị Diệu – Quận 12, TP. HCM chia sẻ rằng: “Trong một tháng đầu mình rất là stress, mình tìm kiếm mọi công việc nhưng không có công việc nào phù hợp hết.và cũng không biết là cái nguồn thu nhập ở đâu ra để mình xoay sở. Mình cảm thấy mình là một gánh nặng cho gia đình bởi vì mình chưa thể lo được cho cuộc sống của mình.”

 

picture22222221-1633885241.png
Tìm kiếm việc làm để duy trì đời sống trong mùa dịch khiến tâm lý nhiều người trẻ có xu hướng stress tăng dần

Một lao động phổ thông sau khi cách ly vì là f2, hiện tại đang mất việc cũng đã bắt đầu có những sự lo lắng khi đã hơn một tháng qua anh đang phải trụ lại mảnh đất này với số tiền tiết kiệm ít ỏi. Anh Vũ Hoài Thanh - quận Bình Thạnh, Tp. HCM - nói trong sự lo lắng: “Nào là tiền trọ, tiền ăn uống, với mình đang là trụ cột của gia đình nên mình cũng cần phải gửi tiền về cho gia đình nữa, rất là nhiều thứ mình phải suy nghĩ, mặc dù mình vẫn ổn nhưng nó vẫn làm cho mình áp lực.”

Không chỉ 2 anh chị trên, mà chắc chắn còn nhiều người nữa vẫn đang luẩn quẩn trong không gian của nơi ở và đối mặt với biết bao nhiêu điều khó khăn dồn về từng ngày. Không đi làm, cũng không được hoạt động, cơ thể sẽ dần mất sức đề kháng để chống chọi với cảm xúc tâm lý tiêu cực. Bác sĩ CKII Trần Minh Khuyên cho rằng: “Con người ta khi bị stress như vậy, cơ thể vận động hết mọi thứ adelin tăng cao, adetalin tăng cao, các chất về dophanin, nhịp tim tăng đến huyết áp tăng, nó vận mạch, tất cả các cơ quan nội tiết nó phòng phủ, nó làm cho mình chống stress. Nhưng mà lâu ngày hết stress này đến stress kia, đến một lúc cơ thể mình không còn thể nào vận động được, huy động được hết như vậy nó mõi mệt quá rồi, thì đưa đến lúc họ ngã quỵ và lúc đó họ bệnh thật sự.”

Để tránh tâm lý đi theo quỹ đạo của xu hướng hiện tại, người trẻ cần thể hiện tinh thần “sống chung với dịch” nhưng không được chủ quan, Ngoài việc giữ một sức khỏe tốt, mỗi người nên duy trì một lối sống khoa học, tạo thêm những hoạt động để bản thân luôn cảm thấy bận rộn và hơn hết luôn có sự sẻ chia cảm xúc với bạn bè, người thân để có được sự lắng nghe và chia sẻ.

 

picture333333331-1633885241.png

“Mình thì suy nghĩ tích cực hơn, mọi chuyện đều có cách giải quyết, sau mùa dịch này mình sẽ cố gắng làm việc nhiều hơn để bù đắp cho khoảng thời gian bị ảnh hưởng.” - Anh Thanh bộc bạch

 “Việc cách ly hay giãn cách xã hội, biến một cái tiêu cực thành một cái tích cực, biến một cái mình bị mất việc thành một cái cơ hội để mình thực hiện những cái công việc cá nhân, những cái ước muốn cá nhân, thì như vậy chắc chắn là một điều là khi dịch qua đây chúng ta sẽ trở về trạng thái căng bằng và quay trở lại với công việc một cách bình thường” Bác sĩ CKII Trần Minh Khuyên giải thích.

Mặc dù chúng ta phần lớn cũng đều đang bị ảnh hưởng từ nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên mỗi người sẽ là một chiến sĩ của bản thân mình, để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này. Sống chậm lại để yêu thương nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn, dù khó khăn những vẫn còn đó những vòng tay nâng đỡ từ cộng đồng.