Vì sao hành trình can thiệp sớm của trẻ tự kỷ cần sự tham gia của phụ huynh?

Nhiều năm đồng hành cùng các gia đình có con tự kỷ, ThS. Lê Thị Xuân Diệu, Quản lý chuyên môn tại Trung tâm Giáo dục Special Em’s luôn nhận được những câu hỏi như: “Khi nào con tôi biết nói?”, 'Con tôi có vào lớp Một được hay không?', 'Chữa được không?'…
giao-vien-special-ems-duoc-tuyen-chon-va-dao-tao-de-tro-thanh-nhung-chuyen-gia-giao-duc-dac-biet-am-hieu-the-gioi-cua-tre-co-quyen-dac-biet-1612791458.JPG
Giáo viên Trung tâm Giáo dục Special Em’s – dành cho trẻ có quyền đặc biệt (special rights) trong một hoạt động ngoại khóa.

Tốt nghiệp Thạc sỹ Tâm lý tại Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, ThS. Lê Thị Xuân Diệu từng công tác tại Trung tâm REACH, để trau dồi kỹ năng đánh giá, tư vấn và can thiệp cho nhiều trường hợp gặp khó khăn về: tương tác, giao tiếp xã hội, ngôn ngữ, hành vi...

Dưới đây là chia sẻ của ThS. Diệu về một trường hợp Can thiệp sớm ghi nhận được những kết quả tích cực.

Hành trình 2 năm Can thiệp sớm của Hùng

Tuy đã 18 tháng tuổi nhưng Hùng gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát cơ thể, vận động, ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi và tương tác xã hội, điều tiết cảm xúc, thích nghi với môi trường, giao tiếp với người lớn và bạn bè. Qua chơi tương tác và đồng hành trong tháng đầu tiên, giáo viên nhận thấy khả năng hiện tại của Hùng đang phát triển tương đương trẻ 12 tháng tuổi.
 

little-boy-playing-doctor-with-teddy-bear-1612791455.jpg
Ảnh minh họa: Mỗi trẻ có tiền đề phát triển khác nhau, có tốc độ phát triển, có khả năng lĩnh hội khác nhau, do đó mỗi trẻ cần có một chương trình cá nhân riêng, ngay cả đối với trẻ cùng một nhóm có nhu cầu đặc biệt.

Nhận được kết quả chẩn đoán “theo dõi rối loạn phổ tự kỷ”, mẹ cùng Hùng tham gia chương trình Can thiệp sớm năm em lên 2 tuổi. Sau 2 buổi đánh giá chính thức và không chính thức về vận động tinh, vận động thô, nhận thức, giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, tình cảm xã hội; quan sát theo các tiêu chí dạng tật, phỏng vấn, tương tác trực tiếp với trẻ, công cụ chính thức (STAT, PEP-3)…, giáo viên đã thực hiện một kế hoạch can thiệp theo tư vấn giáo dục của 2 chuyên viên đánh giá, đồng thời tiếp tục tìm hiểu chi tiết khả năng cũng như thiết lập mối quan hệ an toàn, thoải mái để trẻ thể hiện tốt nhất khả năng của mình.

happy-family-is-having-fun-mother-father-daughter-are-running-park-1612791442.jpg
Chương trình Can thiệp sớm phải được xây dựng trên cơ sở khả năng, nhu cầu của trẻ và phù hợp với quan điểm giáo dục của phụ huynh, nhu cầu và khả năng của gia đình.

Sau 2 năm Can thiệp sớm, Hùng đã có khả năng tự phục vụ nhu cầu cá nhân như ăn uống, thay quần áo hay tự đi tiểu, những việc mà trước đây cần có sự hỗ trợ 100% từ phụ huynh.

Về lĩnh vực vận động: vận động thô và tinh của bạn đã phù hợp với tuổi, có khả năng phối hợp 2 tay, tay - mắt rất tốt. Ở mặt nhận thức, Hùng đã nhận biết được nhiều kiến thức về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh và tiếp cận làm quen với Toán học.

Trong lĩnh vực giao tiếp, Hùng có thể duy trì cuộc đàm thoại trên 5 lượt, chủ động bắt chuyện với các bạn khác, thể hiện nhu cầu của bản thân khá tốt, nói được câu rất dài, hát và đọc  thơ, trả lời được hầu hết các dạng câu hỏi. Tuy nhiên, tốc độ nói của Hùng còn khá nhanh, thỉnh thoảng lướt từ, nhưng khi được nhắc nhở sẽ nói rõ hơn. Hành vi đánh, cắn bạn bè đã giảm rất đáng kể. 
 

dd-1612791760.JPG
Trẻ em có nhu cầu đặc biệt cũng giống như những trẻ khác có quyền được học và phát triển tiềm năng của mình, các em có thể học theo khung thời gian cụ thể và phương pháp giảng dạy đặc biệt riêng cho mình. Ảnh: Trung tâm Giáo dục Special Em’s.

Đặc biệt, Hùng tiến bộ trong việc nhận biết cảm xúc của người khác và thể hiện cảm xúc của mình, biết được một số quy tắc trong lớp học và xã hội, biết điều gì nên làm và không nên làm.

Gia đình là người đồng hành quan trọng

Theo ThS. Diệu, việc phụ huynh tham gia vào chương trình Can thiệp sớm sẽ giúp tiến trình can thiệp của trẻ được diễn ra nhanh và tiết kiệm hơn, duy trì kết quả đạt được, phát triển kinh nghiệm chơi cùng con, có thêm kiến thức giáo dục con, thấu hiểu con hơn và giảm stress, cải thiện bầu không khí gia đình.

Đối với giáo viên, chương trình Can thiệp sớm là cầu nối để hiểu thêm về sở thích, thói quen, hành vi, tính cách cũng như khả năng của trẻ để cùng phối hợp với gia đình, thuận tiện trong việc truyền đạt và trao đổi với phụ huynh.

Trong đôi mắt con, sự có mặt của ba mẹ luôn là nguồn động lực cũng như tiếp thêm sự tự tin cho con khi tham gia các hoạt động.

Vì thế, một điều đặc biệt tại Special Em’s là phụ huynh sẽ cam kết đồng hành cùng trẻ trong ít nhất 1 trên 3 buổi học/tuần. Với khung giờ hoạt động từ 17:00 đến 20:00 Thứ Hai – Thứ Sáu và 08:00-11:00 vào cuối tuần thuận tiện cho việc tham gia của phụ huynh, Special Em’s còn nâng cao khả năng tư duy và phát triển thể chất cho học sinh với chương trình hoạt động ngoại khóa vào mỗi cuối tuần.  

Trung tâm Giáo dục Special Em’s cung cấp Chương trình Can thiệp sớm và Chương trình Ngoại khóa cho trẻ em dưới 6 tuổi có nhu cầu đặc biệt. Đây cũng là giai đoạn “vàng” để nuôi dưỡng và phát triển con người một cách toàn diện. 
 

anh-5-1612791435.jpg
Con dễ dàng cảm thấy an tâm và an toàn khi luôn có ba mẹ kề bên và cùng tham gia chia sẻ niềm vui và sản phẩm mà con tạo ra.

Các Chương trình Giáo dục Cá nhân (Individualized Education Program - I.E.P) sẽ kích thích, huy động sự phát triển tối đa ở trẻ, tạo điều kiện và chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào các hệ thống giáo dục cũng như cuộc sống sau này. Bên cạnh đó, các Chương trình Ngoại khóa tại Special Em’s sẽ giúp tạo nên một sân chơi để trẻ kết hợp vừa chơi đùa vừa có thể phát triển vận động, nhận thức, ngôn ngữ, và tương tác xã hội.

Chương trình đào tạo của Special Em’s dựa trên nghiên cứu và điều chỉnh từ chương trình mầm non 2009 của Bộ GD&ĐT (Thông tư 17) và đã được điều chỉnh 4 lần tại Trung tâm REACH, được thực hiện bởi đội ngũ các nhà tâm lý, giáo viên đặc biệt, nhà âm ngữ trị liệu và gia đình có con là trẻ có quyền đặc biệt. 

Về chuẩn đầu ra, Special Em’s sẽ hỗ trợ trẻ em có nhu cầu đặc biệt vượt qua trở ngại, phát triển các chức năng và hòa nhập cùng các bạn trang lứa để có khả năng tiếp nhận môi trường giáo dục công lập và tư thục sau 6 tuổi, đáp ứng 120 tiêu chí chuẩn 5 tuổi của Bộ GD&ĐT. Bên cạnh đó, Special Em’s còn tạo một cộng đồng gồm các nhà giáo dục, chuyên gia, phụ huynh, học sinh, những người ủng hộ giáo dục hòa nhập, để giúp xã hội và các bậc cha mẹ thấu hiểu các phương pháp hỗ trợ sự khác biệt của các em, giúp hành trình giáo dục được đồng hành và không bị đơn độc. 

*Tên nhân vật trong bài viết đã được thay đổi