Lê Giang khóc ròng và câu chuyện thuê mặt bằng mùa dịch

Tình hình dịch bệnh phức tạp trở lại, công việc mưu sinh của người dân lại bắt đầu vất vả hơn, không chỉ Lê Giang mà những người đang thuê mặt bằng kinh doanh phải đau khổ

Kinh doanh, buôn bán trong mùa dịch bệnh bị ảnh hưởng khá nhiều, khách hàng thưa thớt, thu nhập giảm nhưng chi phí mặt bằng hàng tháng vẫn phải chi trả, điều đó khiến cho không ít cửa hàng phải đóng cửa.

Mới đây, trên trang cá nhân, nghệ sĩ Lê Giang "khóc không thành tiếng" than thở về tiền mặt bằng kinh doanh tiệm nail của cô không được giảm bớt vào mùa dịch. Theo cô chia sẻ, nữ nghệ sĩ xin được giảm bớt tiền mặt bằng mùa dịch nhưng câu trả lời nhận từ chủ nhà chỉ là: "Ráng gồng Giang ơi!". 

giang-2-1622511943.jpeg
Bài đăng của Lê Giang

Bài đăng nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ các bạn bè, anh em đồng nghiệp và người hâm mộ. Nhiều người bày tỏ sự đồng cảm với Lê Giang và động viên tinh thần cho nữ nghệ sĩ ráng gồng qua mùa dịch. 

Có thể thấy, các chuyên gia dự báo thị trường cho thuê mặt bằng bán lẻ, dịch vụ không thể hồi phục ngay lập tức và phải phụ thuộc vào nhiều ngành kinh tế khác, đặc biệt là du lịch. 

Nhưng ngành du lịch xác định khó khăn sẽ kéo dài hết năm 2021 do diễn biến dịch vẫn rất khó lường, thị trường vẫn tuân thủ giãn cách, cấm biên giữa các quốc gia. 

Hoạt động bán lẻ, dịch vụ vì thế cũng sẽ không thể hồi phục trong thời gian ngắn, trước mắt là đến hết năm 2021, do đó người thuê mặt bằng sẽ rất lao đao trong thời gian này.

Thực tế, nhiều người thuê mặt bằng có vị trí đẹp đang cố “gồng gánh" chờ tình hình dịch bệnh lắng xuống, để tiếp tục kinh doanh. Tuy nhiên có nhiều trường hợp không thể chịu được mà phải ngừng thuê trả mặt bằng, bởi họ hiểu rằng dịch còn quá phức tạp, giữ mặt bằng không khéo ăn hết cả vốn.

giang-3-1622511943.jpeg
 Nhiều mặt bằng đẹp hiện đang bỏ trống

Hiện nay, nhiều chủ nhà sẵn sàng đưa ra mức hỗ trợ lên đến 50%-100% tiền thuê mặt bằng. Đối với mặt bằng nhà phố, mức giảm thường rơi vào 20%-30%. Ngoài ra, các chủ nhà cũng linh hoạt hơn trong điều khoản đặt cọc, thanh toán và tích cực hỗ trợ khách thuê dưới nhiều hình thức.

Tuy nhiên, không phải chủ cho thuê có thể nói giảm là giảm. Vì có rất nhiều địa điểm, người cho thuê thực chất lại là người thuê rồi cho thuê lại. Chính vì thế việc đàm phán lại rất khó khăn.

Theo chia sẻ của một độc giả trong mục Ý Kiến của báo Vnexpress cho biết:  "Tôi cũng là người cho thuê mặt bằng. Thực tế, số tiền tôi bỏ ra để mua nhà rất lớn, còn số tiền cho thuê nhận lại thì nhỏ giọt, đó là chuyện đánh đổi được mất và tính toán trong kinh doanh. Trong đợt dịch trước, tôi cũng đã giảm một tháng tiền nhà cho bên thuê, thế nhưng đợt dịch này họ lại đòi giảm 100% tiền nhà cho họ do kinh doanh không như mong muốn vì phải đóng cửa tạm thời.

Tôi tư vấn cho họ rằng nếu kinh doanh không hiệu quả thì họ trả mặt bằng và tôi trả lại tiền đã đóng nhưng họ không đồng ý vì muốn giữ lại để sau này làm ăn. Tôi cũng là người phải thuê mặt bằng làm xưởng (vì mặt bằng hiện tại không phù hợp kinh doanh lĩnh vực của mình nên tôi cho thuê lại và đi thuê mặt bằng khác), dịch bệnh ảnh hưởng 50% đến doanh số, nhưng tiền thuê nhà là điều hiển nhiên tôi phải chấp nhận, không kỳ vọng ai giảm giá hay miễn phí cho mình. Thay vào đó, tôi tự cố cắt giảm chi phí các khoản khác để bù lại số thất thu.

Khi ký hợp đồng dài hạn, các bên buộc phải chấp nhận chuyện được - mất. Trong trường hợp giá mặt bằng tăng cao, giá bạn thuê vẫn sẽ được đảm bảo ổn định, không phải đàm phán lại, hay lo lắng tìm mặt bằng mới, chủ nhà vẫn buộc phải chấp nhận giá cũ vì hợp đồng đã ký, mất đi các cơ hội cho thuê giá cao hơn hoặc bán ngay khi cần tiền, đó là cái được của người đi thuê. Ngược lại, khi dịch bệnh, kinh doanh không như ý, bạn cũng nên chấp nhận cái mất của mình. Đã kinh doanh thì được ăn thua chịu..."

Có thể thấy, với góc độ của một người làm chủ mặt bằng cho thuê, ý kiến trên hoàn toàn có thể chấp nhận được. Nhưng nhìn chung lại với tình hình dịch bệnh phức tạp, các cơ sở kinh doanh phải tuân thủ theo quy định về giãn cách, thì việc gặp khó khăn trong kinh doanh là không thể tránh. Với các doanh nghiệp không hoạt động theo dạng cung ứng dịch vụ tại nhà được, thì bài toán mặt bằng quả thật đau đầu. Trong giai đoạn hiện nay, cả người kinh doanh lẫn người có mặt bằng cho thuê buộc phải tìm các phương án đối phó. Kinh doanh online là một phương án hữu hiệu được các bên lựa chọn vào lúc này. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại hình bán lẻ, dịch vụ có thể họat động online, chính vì thế chủ cho thuê mặt bằng và người thuê phải cùng ngồi lại với nhau tìm đối sách tốt nhất.

giang-4-1622511943.jpeg
 Điều cần thiết hiện tại là đơn vị cho thuê và người thuê phải cùng ngồi lại với nhau thảo luận đưa ra biện pháp phù hợp

Doanh nghiệp trẻ gặp khó khăn

Chị Bảo Ngọc chủ Bella House tại Lê Văn Sỹ, Quận 3, Tp.HCM chia sẻ với Arttimes: “Spa của tôi mới thành lập cách đây không lâu, còn rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên dịch bệnh lại diễn biến phức tạp bắt buộc Spa phải đóng cửa chính vì thế, bản thân tôi đang rất đau đầu trong việc duy trì Spa, trang trải các chi phí hỗ trợ nhân viên và cả trả tiền thuê mặt bằng mùa dịch".