Làm từ thiện phải xuất phát từ lòng trắc ẩn, minh bạch, thay dân đi làm từ thiện

Giữa tâm bão đấu tố hoạt động từ thiện của các nghệ sĩ, vừa qua Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với ông Đinh Trọng Vỹ - CTHDQT Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu Tư Kết Nối Yêu Thương Việt Nam, người sáng lập ra dự án chương trình Hành Trình Kết Nối Yêu Thương Việt Nam và Quỹ ươm mầm tương lai.

Là người làm từ thiện có uy tín trọng cộng đồng, ông cho biết hoạt động từ thiện cần xuất phát từ lòng trắc ẩn, mong muốn giúp người và đủ minh bạch đến người dân.

 

picture111-1633064005.png

Ông Đinh Trọng Vỹ CTHDQT CTY CP Tập Đoàn Đầu Tư Kết Nối Yêu Thương VN, người sáng lập ra chương trình Hành Trình Kết Nối Yêu Việt Nam và quỹ Ươm Mầm Tương lai

PV: Hiện nay, dư luận vô cùng xôn xao câu chuyện làm từ thiện thiếu minh bạch của các nghệ sĩ và một số tổ chức ở Việt Nam. Ông có thể chia sẻ cho độc giả góc nhìn nhận vấn đề này được không?

Có thể nói là không một quốc gia nào trên thế giới mà hoạt động từ thiện cá nhân tự nguyện lại nhiều như Việt Nam. Đó là một nét đẹp của văn hóa người Việt, thể hiện tinh thần “Lá lành đùm lá rách”. Tôi cảm thấy thật là đáng trân trọng và biết ơn những người làm từ thiện chân chính.

Hoạt động từ thiện ở Việt Nam không phải do cá nhân hoặc một tổ chức nào đặc biệt phát động mà có. Đó là lòng trắc ẩn, mong muốn chia sẻ của nhiều người dân có điều kiện đến những hoàn cảnh khó khăn. Không phải ai cũng có điều kiện đi làm từ thiện được nên họ trông chờ vào một cá nhân, tổ chức nào đó có được lòng tin của cộng đồng, để chuyển khoản hay đóng góp vật phẩm.

picture2221-1633064005.png

Ông Đinh Trọng Vỹ được ông Đào Ngọc Dung - Bộ Trưởng Bộ Lao Động tặng Bằng Khen có thành tích giúp cho trẻ em nghèo Việt Nam trên 63 tỉnh thành

Nghệ sĩ, một cá nhân hay các tổ chức từ thiện được người dân trao gửi niềm tin thay nhân dân đi làm từ thiện phải lấy đó là niềm vinh dự lớn lao, niềm tự hào mà bao người khác muốn cũng không được. Họ không nên ngộ nhận bản thân là trung tâm của hoạt động từ thiện và phát ngôn làm mất hết hình ảnh trước công chúng.

PV: Qua những lùm xùm về việc ăn chặn tiền từ thiện, nhiều người lo lắng rằng, nếu xã hội công kích hoạt động từ thiện của giới nghệ sĩ, cá nhân hay các tổ chức từ thiện dữ dội thì sắp tới ai sẽ thay họ đi từ thiện giúp dân những vùng bão lũ thiên tai? 

Ở Việt Nam, ngoài Đảng và Nhà nước quan tâm người dân, thì không bao giờ thiếu những trái tim nhân hậu, những người thật việc thật, những tấm lòng vàng lương thiện bao la. Không có người này thì sẽ có người khác, người tốt và tử tế ở nước ta rất nhiều.

Tôi khẳng định rằng, không bao giờ vì mấy vụ lùm xùm vừa rồi mà hoạt động từ thiện cá nhân ở Việt Nam giảm sút cả. Ngược lại còn nhiều hơn nữa, vì họ cảm thấy hạnh phúc khi được cơ hội cho đi đúng người, đúng việc được chia sẻ yêu thương. Hy vọng rằng các hoạt động từ thiện từ nay sẽ có sự giám sát của pháp luật và người từ thiện.

PV: Hành Trình Kết Nối Yêu Thương Việt Nam luôn được biết đến là một trong những chương trình lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Trong suốt 5 năm tài trợ và kết nối, trao trực tiếp cho các hoàn cảnh khó khăn hơn 250 tỷ VND. Ông có thể chia sẻ về quá trình kêu gọi tiền từ thiện này?

Về góc độ cá nhân, một khi tôi đi làm từ thiện thì tôi lấy tiền nhà tôi cho trước. Nếu đủ duyên ai nhờ tôi chuyển dùm cho họ thì tôi nhận và báo cáo với những người chuyển tiền cho tôi số tiền đó đã được chi vào mục đích chính đáng. Còn khi tôi đứng lên kêu gọi từ thiện, tôi phải bỏ tiền nhà từ 10%- 80% tùy theo số tiền kêu gọi về nhiều hay ít.

Ngoài ra, tôi lo toàn bộ kinh phí đi đứng, ăn ở, vận chuyển, cho những người cho từ thiện. Tiền từ thiện là tiền từ thiện không thể đứng lên kêu gọi tiền từ thiện về rồi lấy tổng thu bù chi các khoản còn lại mới cho từ thiện. Như vậy là nghề từ thiện và lợi dụng từ thiện để trục lợi cho cá nhân và lấy tiền thiên hạ để PR cho bản thân mình.

picture3331-1633064005.png

Ông Đinh Trọng Vỹ chụp hình lưu niệm trong sự kiện họp mặt cuối năm tại Phủ Hồ Chủ Tịch Nước với Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh Phó Chủ Tịch Nước, ông Đào Ngọc Dung Bộ Trưởng Bộ Lao Động và các đối tác

PV: Là người hoạt động từ thiện lâu năm và có tiếng nói trong cộng đồng, theo ông, làm thế nào để hoạt động từ thiện của cá nhân ông hay hoạt động từ thiện nói chung luôn đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch?

Muốn làm từ thiện minh bạch thì chúng ta nên công khai ngay tổng số tiền thu và chi. Muốn số tiền từ thiện chi đúng mục đích hay không thì nên phối hợp với chính quyền địa phương lựa chọn đúng đối tượng cần được giúp đỡ và có xác nhận từ chính quyền. Những người chuyển tiền ủng hộ từ thiện thì nên công khai số tiền nhưng dấu tên nếu họ yêu cầu, càng minh bạch càng tốt. Trừ khi cá nhân muốn ăn chặn, chứ sao kê thu chi rất dễ không quá khó.

Kết thúc chương trình từ thiện thì công khai tổng số nhận, số chi cho từ thiện, số lượng người nhận. Tránh trình trạng mình cho một triệu xong rồi bị ai đó rút bớt, người dân kịp thời phản ảnh mình biết để đòi quyền lợi cho họ.

Tóm lại, từ thiện là từ tâm muốn cho hay không cho là quyền của mình. Còn một khi đứng lên kêu gọi lấy tiền của người khác, thì cần phải minh bạch. Càng rõ ràng thì danh dự chúng ta càng nhiều, vậy thôi.

Cảm ơn ông đã nhận lời mời phỏng vấn. Chúc ông nhiều sức khỏe và thành công!