Chuyện ít ai biết về huyền thoại nhan sắc Việt Nam – minh tinh màn bạc Thẩm Thúy Hằng

Cái tên Thẩm Thúy Hằng từng một thời được xưng tụng là huyền thoại nhan sắc Việt Nam. Thế nhưng cũng chính nhan sắc ấy đến cuối đời lại khiến bà trải nhiều đau khổ.

Huyền thoại nhan sắc một thời

Trong thế giới giải trí Sài Gòn trước năm 1975 và cả sau giải phóng, cái tên Thẩm Thúy Hằng được xưng tụng là một huyền thoại nhan sắc, một “minh tinh màn bạc” của cả màn ảnh rộng lẫn sân khấu kịch nghệ. Gương mặt vừa sang trọng quyến rũ, vừa lấp lánh trí tuệ, bà là một trong những mỹ nhân của Ngũ đại kỳ nữ Sài Gòn trước năm 1975, cùng với Kiều Chinh, Thanh Nga, Kim Cương hay Mộng Tuyền.

chuyen-it-ai-biet-ve-huyen-thoai-nhan-sac-viet-nam-minh-tinh-man-bac-tham-thuy-hang-arttimesvnjpg5-1621420977.jpg
Người ta ví von bà là Marilyn Monroe phiên bản Sài Gòn, mẫu phụ nữ đàn ông nào cũng khao khát

Người một thời truyền tai nhau rằng:

“Nếu biết rằng em đã lấy chồng

Anh về lấy vợ thế là xong

Vợ anh không đẹp bằng em lắm

Mà chỉ tương đương … Thẩm Thuý Hằng”

chuyen-it-ai-biet-ve-huyen-thoai-nhan-sac-viet-nam-minh-tinh-man-bac-tham-thuy-hang-arttimesvnjpg11-1621420977.jpg
Hình ảnh Thẩm Thúy Hằng mặc áo dài tại sân bay được đánh giá là “kinh điển” trong lịch sử nhan sắc Việt

Ở tuổi 16, cô gái gốc Hải Phòng Nguyễn Kim Phụng đã lén gia đình đăng ký thi tuyển diễn viên của hãng phim Mỹ Vân. Vượt qua hơn 2000 cô gái đẹp khắp miền Nam và xuất sắc giành giải nhất. Nhận ra tiềm năng, hãng phim Mỹ Vân đã cho cô đi đào tạo diễn xuất ngắn ngày tại Hồng Kông. Kim Phụng chính thức đặt bước chân vào điện ảnh, với nghệ danh Thẩm Thúy Hằng.

Con đường danh vọng trải đầy hoa

Ngay ở vai diễn đầu tay là Tam Nương trong “Người đẹp Bình Dương” - một phim đen trắng do Mỹ Vân sản xuất năm 1958, Thẩm Thúy Hằng đã nổi lên như một hiện tượng điện ảnh. Ngay sau đó, vai Chức Nữ trong phim “Ngưu Lang Chức Nữ” cũng do Mỹ Vân sản xuất tiếp tục gây ấn tượng mạnh. Công chúng Sài Gòn bắt đầu mê mẩn nàng Chức Nữ đẹp lộng lẫy, sương khói bay về trời trong nền nhạc Phạm Duy du dương.

chuyen-it-ai-biet-ve-huyen-thoai-nhan-sac-viet-nam-minh-tinh-man-bac-tham-thuy-hang-arttimesvnjpg-1621420977.jpg
Người đẹp bén duyên với nghệ thuật thứ 7 từ rất sớm

Với nhan sắc rực rỡ, Thẩm Thúy Hằng được các hãng phim lớn mời vào vai chính liên tục và trở thành nữ minh tinh số 1 miền Nam với tiền cát-xê lên đến 1 triệu đồng cho một vai diễn (tương đương 1kg vàng 9999 thời bấy giờ).  Bà đóng khoảng 60 phim với nhiều tên tuổi “gạo cội” lúc bấy giờ như: La Thoại Tân, Kim Cương, Trần Quang, Thanh Thúy...

chuyen-it-ai-biet-ve-huyen-thoai-nhan-sac-viet-nam-minh-tinh-man-bac-tham-thuy-hang-arttimesvnjpg222-1621420977.jpg
Cát xê của Thẩm Thúy Hằng từng mua được 1kg vàng

Năm 1969, Thẩm Thúy Hằng tách ra thành lập hãng phim riêng mang chính tên mình. Đây cũng là giai đoạn rực rỡ nhất trong sự nghiệp của Thẩm Thúy Hằng với những bộ phim công chiếu thắng lợi như “Chiều kỷ niệm”, “Hạt mưa sa”, “Như giọt sương khuya”...

chuyen-it-ai-biet-ve-huyen-thoai-nhan-sac-viet-nam-minh-tinh-man-bac-tham-thuy-hang-arttimesvnjpg111-1621420977.jpg
Thẩm Thúy Hằng đa tài đến mức là bà chủ nhưng vẫn tiếp tục đóng phim.

Thành công nối tiếp thành công, cuối năm 1974, hãng phim Thẩm Thúy Hằng đổi tên thành Vilifilms, mở rộng hợp tác với Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ, với loạt phim gây tiếng vang như: “Vàng”,“Sóng tình”,“Sài Gòn vô chiến sự”. Giai đoạn này là thời kỳ rực rỡ của Thẩm Thúy Hằng, bà 2 lần đoạt giải diễn viên xuất sắc Á Châu tại Liên hoan phim Đài Bắc, Ảnh hậu Á Châu trong Liên hoan phim Á Châu tổ chức tại Hồng Kông và Đài Loan năm 1972 – 1974, nữ diễn viên khả ái nhất tại Liên hoan phim Moskow và Tasken tại Liên Xô năm 1982.

chuyen-it-ai-biet-ve-huyen-thoai-nhan-sac-viet-nam-minh-tinh-man-bac-tham-thuy-hang-arttimesvnjpg33-1621420977.jpg
Thẩm Thúy Hằng không chỉ là thần tượng về nhan sắc, trên sân khấu, phim ảnh mà còn ngay cả trong đời thường

Không chỉ tham gia diễn xuất trong vai trò diễn viên, Thẩm Thúy Hằng còn sáng tác kịch bản sân khấu như “Người hạnh phúc”, “Nụ cười và nước mắt” đã được dàn dựng trên sân khấu nhỏ. Nhưng có lẽ vai diễn mang đậm dấu ấn của bà trên lĩnh vực sân khấu và sự nghiệp nói chung là vai Phồn Y trong vở “Lôi vũ” của đoàn kịch nói Kim Cương trước khi từ giã sân khấu, phim ảnh, sống ẩn mình vì biến chứng của chất silicon mà bà đã từng bơm vào da thịt để giữ gìn sắc đẹp một thời. Và cũng chính nhờ thế mà bà trở nên lộng lẫy, là biểu tượng của nữ hoàng nhan sắc suốt một thời tuổi trẻ.

Nhân duyên trời định

Năm 1959, Thẩm Thúy Hằng lập gia đình với một người chồng lớn hơn cô 2 tuổi, theo sự sắp xếp của mẹ và các anh. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân tan vỡ sau 5 năm, dù 2 người đã có 1 người con chung.

Gần 10 năm sau, Thẩm Thúy Hằng mới gặp chân ái của đời mình, ông Nguyễn Xuân Oánh, Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa. Ông Oánh sinh năm 1921 tại Bắc Giang, học ngành kinh tế Đại học Harvard, tốt nghiệp Tiến sĩ kinh tế năm 1954 và về nước đảm nhận vai trò Thống đốc Ngân hàng quốc gia năm 1963, rồi sau này làm đến Phó Thủ tướng.

Ông Oánh hơn Thẩm Thúy Hằng 20 tuổi, một chính khách yêu mê mệt minh tinh Sài Gòn. Hôn nhân của họ chịu nhiều sóng gió dư luận, bia miệng tiếng đời, nhưng năm 1970, cả hai đều vượt qua để đến với nhau. Trong lúc nhiều người đang chờ xem chuyện gì xảy ra với “cặp đôi” chênh lệch đủ mọi lĩnh vực, đủ mọi khía cạnh này để chứng minh định kiến của mình là đúng thì ngược lại “đôi đũa lệch” thời đại sống với nhau rất hạnh phúc, có được 4 người con, cả 4 người đều thành đạt

chuyen-it-ai-biet-ve-huyen-thoai-nhan-sac-viet-nam-minh-tinh-man-bac-tham-thuy-hang-arttimesvnjpg2-1621420977.jpg
Thẩm Thúy Hằng và chồng GS TS Nguyễn Xuân Oánh

Sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, ông Nguyễn Xuân Oánh được tin tưởng trong vai trò cố vấn kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đại biểu Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Thẩm Thúy Hằng thì tiếp tục đóng phim, diễn kịch. Ngoài điện ảnh, sân khấu kịch nói cũng là lĩnh vực Thẩm Thúy Hằng phô diễn tài năng với những vở kịch “Cho tình yêu mai sau”, “Đôi bông tai”, “Hoa sim gai trắng”. Nhưng có lẽ vai diễn mang đậm dấu ấn của bà trên lĩnh vực sân khấu chính là vai Phồn Y trong vở kịch nổi tiếng “Lôi vũ” của Tào Ngu. Năm 1993, Thẩm Thúy Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Những chuỗi ngày bi kịch cuối đời

Những năm tháng cuối cùng này đối với một “Nữ hoàng nhan sắc” quả thật là tột cùng của sự đau khổ. Bà đã trải qua nhiều cuộc giải phẫu lớn nhỏ và sử dụng phương pháp tiêm botox thường xuyên để chống chọi với sự tàn phá của hóa chất trong cơ thể. Nhưng dù cố  gắng hết sức mình, bằng mọi phương pháp kéo dài thời gian nhưng rồi “Người đẹp Bình Dương” lộng lẫy một thời cũng phải chấp nhận sự thật rằng: tất cả những gì đẹp đẽ, lộng lẫy trước đây đã bị đào thải, gương mặt bà đã biến dạng từng ngày.

chuyen-it-ai-biet-ve-huyen-thoai-nhan-sac-viet-nam-minh-tinh-man-bac-tham-thuy-hang-arttimesvnjpg3333-1621420977.png
Thảm họa nhan sắc khi cuối đời

Sau khi bán căn nhà cũ, vợ chồng ông Nguyễn Xuân Oánh – Thẩm Thúy Hằng mua một ngôi nhà khác ở vùng Bình Quới, quận Bình Thạnh và lui về ẩn dật theo đúng cả hai nghĩa đen và nghĩa bóng. Ông và Thẩm Thúy Hằng không tiếp xúc với bên ngoài, sống gần như trong bóng tối, ăn chay trường, tu tại gia, nghe kinh và làm việc từ thiện.

Năm 2003, ông Oánh ra đi đột ngột vì một cơn đau tim. Thẩm Thúy Hằng càng lẻ loi, cô độc trong căn phòng ẩn kín tràn ngập bóng tối. Bà lấy pháp danh nhà Phật, che giấu gương mặt biến dạng đi làm việc từ thiện với nhà chùa. Vì thế nên không một ai biết minh tinh màn bạc một thời mặt mũi đã biến dạng, không còn đẹp lộng lẫy như xưa.

chuyen-it-ai-biet-ve-huyen-thoai-nhan-sac-viet-nam-minh-tinh-man-bac-tham-thuy-hang-arttimesvnjpg3333-1621421806.jpg
"Người đẹp Bình Dương” sau biến chứng silicon đã lộ ra và ai đó đã chụp được mấy tấm ảnh, sau đó họ đã tung lên mạng

...Thế nhưng bi kịch nhan sắc bị hủy hoại chưa phải nỗi đau lớn nhất với “bóng hồng”...

Vợ chồng Thẩm Thúy Hằng có 4 người con trai hiện ở nước ngoài và đều thành đạt. Họ lại là những đứa con hiếu thảo, luôn về thăm viếng cha mẹ và bao bọc bà trong lúc tuổi già. Thế nhưng, buổi chiều ngày 8/7/2011, thông tin mà Thẩm Thúy Hằng bất ngờ đã công khai với một vài tờ báo đã tạo một cú sốc lớn cho dư luận. Rằng bà có một đứa con gái bị bỏ rơi vào lúc đang ở trên tột đỉnh vinh quang. Đứa bé gái này bà đặt tên là Nguyễn Thụy Thi Hằng để đánh dấu thời kỳ vinh quang ấy. Và do hoàn cảnh ngang trái, bà đã gửi cho một gia đình quen nuôi dưỡng. Sau năm 1975, gia đình này sang Mỹ và đứa con gái của Thẩm Thúy Hằng cũng theo cha mẹ nuôi đi mất từ thời điểm đó.

chuyen-it-ai-biet-ve-huyen-thoai-nhan-sac-viet-nam-minh-tinh-man-bac-tham-thuy-hang-arttimesvnjpg3-1621420977.png
Tuổi xế chiều, cựu minh tinh lừng danh từng chơi vơi giữa nỗi cô đơn giữa những hiếu kỳ bủa vây về nhan sắc

Sau những khổ đau day dứt, hối hận giày vò, Thẩm Thúy Hằng đã tìm ra được manh mối đứa con gái lạc loài của mình và mong sẽ có ngày đoàn tụ. Nhưng cô gái ấy, theo hình ảnh chúng tôi có được hiện là một cô gái trưởng thành, rất đẹp, giống Thẩm Thúy Hằng như hai giọt nước, bằng những lời lẽ mềm mỏng, lễ độ đã lên tiếng phủ nhận mối quan hệ này trên màn ảnh truyền hình Mỹ mới đây qua một cuộc phỏng vấn.

chuyen-it-ai-biet-ve-huyen-thoai-nhan-sac-viet-nam-minh-tinh-man-bac-tham-thuy-hang-arttimesvn-1621420977.jpg
Nguyễn Thụy Thi Hằng, con gái thất lạc của Thẩm Thúy Hằng

Vẫn luôn khao khát chân trời hạnh phúc

Bây giờ thì người đẹp năm xưa đã qua thời nhan sắc, bà hướng cả cuộc đời của mình về cửa Phật và chuyên tâm tụng kinh, làm việc thiện để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho những mảnh đời bất hạnh, cần sự giúp đỡ của mọi người. Thẩm Thuý Hằng nghĩ rằng mưu cầu tình yêu, hạnh phúc cho mọi người cũng là mưu cầu tình yêu, hạnh phúc cho chính bản thân mình.

chuyen-it-ai-biet-ve-huyen-thoai-nhan-sac-viet-nam-minh-tinh-man-bac-tham-thuy-hang-arttimesvnjpg4-1621420977.jpg
Thẩm Thuý Hằng dưới ống kính của nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu
chuyen-it-ai-biet-ve-huyen-thoai-nhan-sac-viet-nam-minh-tinh-man-bac-tham-thuy-hang-arttimesvnjpg00-1621420977.jpg
Công chúng hoàn toàn thấu hiểu và chia sẻ nỗi khổ đau của Thẩm Thúy Hằng trong hiện tại. Bởi không có gì buồn thảm hơn một người sống mà phải luôn luôn giấu kín gương mặt mình sau lớp vải ngụy trang.

Và quả thật như thế, cho dù “Người đẹp Bình Dương” không còn đứng trên sân khấu, xuất hiện trong phim với các vai diễn khóc cười theo số phận của người phụ nữ luôn mưu cầu hạnh phúc, dù có bị con gái từ chối nhìn mẹ, dù có gặp bao trắc trở, khổ đau, hứng chịu bao nỗi đoạn trường, kể cả di chứng của dao kéo mà một thời bà muốn lưu giữ nhan sắc cho mình, cho đời... thì Thẩm Thúy Hằng vẫn thể hiện sự kiên tâm, bền lòng đi đến chân trời ấy: Chân trời hạnh phúc.