Cải thiện văn minh internet của Việt Nam

Trong những ngày giãn cách này, chúng ta được chứng kiến hàng triệu người chỉ có thể giao tiếp, làm việc, chia sẻ thông tin, bày tỏ quan điểm cá nhân của mình thông qua một phương tiện duy nhất là internet. Có thể thấy, đây rõ ràng là công cụ tốt nhưng cũng là nơi gây ra các phiền phức cho nhiều người sử dụng bởi không phải hoạt động tương tác nào của cá nhân trên mạng cũng thực sự văn minh.

Không khó để bất kỳ một người dùng internet nào cũng có thể thấy các thông tin giật gân gây chú ý, gây kích động hay thậm chí công kích nhau trên mạng xã hội là điều đã rất phổ biến.

Nói về văn minh internet, ngày 19/2, Microsoft công bố Chỉ số Văn minh trên Không gian mạng (DCI) 2020, có 9 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Á - Thái Bình Dương góp mặt trong khảo sát gồm Australia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.

Chỉ số DCI trung bình năm qua của khu vực này là 66, trong khi Việt Nam chỉ đạt mức 72 (DCI càng thấp, mức độ văn minh càng cao). Tuy nhiên, Microsoft cho biết Việt Nam là một trong 5 nước có điểm số cải thiện nhất trên toàn cầu khi giảm từ mức 78 điểm của năm 2019.

Kết quả khảo sát được Microsoft thực hiện gây bất lợi cho hình ảnh cộng đồng mạng Việt Nam, song không phải ngẫu nhiên nước ta lại nằm trong bảng xếp hạng này.

Trò chuyện với chúng tôi chị Nguyễn Thị Yến Nhi cư trú tại quận Tân Bình, Tp. HCM có chia sẻ:  Những bài đăng chưa rõ thực hư như thế nào mà họ đã lên mạng xã hội họ comment, bình luận một cách rất là sôi nổi, dùng những từ hết sức là khiếm nhã, thì mình lướt xem thì mình cảm thấy rất là khó chịu”.

Tiếp tục câu với câu chuyện chị Trương Bảo Quỳnh Như đang sống tại Quận 3, TP. HCM cũng có chút bất an: “Trong mùa dich covid thì có những bài post về các khu vực lây nhiễm trong cộng đồng, hoặc là những bài về tiêm vắc xin giả, nó vô cùng ảnh hưởng luôn, mỗi ngày mà lên facebook cá nhân nó như một đống rác”.

picture11111121-1632015993.png
Dùng lời lẽ thô tục, đả kích trên sóng livestream của một số người bị cộng đồng lên án. (ảnh: Internet)

 

Những lo lắng ở trên của người dùng internet không chỉ dừng lại ở đó mà còn có rất nhiều những hình ảnh không mấy đẹp đẽ của một bộ phận cộng đồng mạng kém văn minh từ lâu đã được biết đến qua nhiều cách khác nhau như: vừa livestream vừa chửi bới trên mạng xã hội, hay thói quen "vô tư chia sẻ link” khi mạng xã hội xuất hiện clip nóng, và cũng không hề ngần ngại mà còn sẵn sàng tấn công những người trái quan điểm với mình một cách gay gắt và cùng những ngôn từ phản cảm tác động xấu vào tâm lý của người xem.

picture22222222222211-1632015993.png
Thói quen xin “link” khi có một clip “nóng” trở thành phong trào trên mạng xã hội. (ảnh: Internet)

Các lĩnh vực người Việt hành xử kém văn minh theo khảo sát chỉ ra là quan hệ tình cảm (48%), giới tính (48%), ngoại hình (35%), chủng tộc (23%) và quan điểm chính trị (23%).

Để giúp mỗi người có góc nhìn rộng về văn hoá ứng xử thế của giới ảo một cách hợp lý hơn, ông Nguyễn Trần Trung Hải – Nhà Nghiên cứu Xã hội học TP.HCM có nói: “Ranh giới giữa nói thẳng, nói thật và kém văn mình chúng ta phải cân nhắc đó là cái thông tin chúng ta đưa ra có phải là thông tin đúng, thông tin thật và cái thông tin này có giúp ích cho người khác hay không, đây là nó thể hiện trình độ của chúng ta, văn hóa ứng xử của chúng ta và nó cũng mang dấu ấn cá nhân của chúng ta”.

So với ở ngoài đời thực thì cho dù một cá nhân nào đó có bình luận thô tục online thì chắc chắn nó không hề khác đi bao nhiêu, mà còn là một trong những biểu hiện kém văn minh, dễ nhìn thấy nhất, mang tính bề mặt của cộng đồng mạng tại Việt Nam. Các hành vi kém văn minh khác thuộc dạng "kín" như: liên lạc ngoài ý muốn (49%), tin lừa đảo (39%), tin nhắn gợi dục ngoài ý muốn (41%), quấy rối tình dục (30%), gạ gẫm (29%).

picture133333333311-1632015993.png
Mạng xã hội liên tục xuất hiện nhiều hành vi thiếu chuẩn mực ứng xử. (ảnh: Internet)

 

Lối sống kém văn minh online của một cá nhân nào đó sẽ có ảnh hưởng tới tâm lý tiêu cực chung của người sử dụng  internet, và có thể sẽ bị xử lý. Luật sư Bùi Khắc Toản - Đoàn Luật sư TP.HCM có nói:Nó không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của người Việt, cũng như đạo đức của con người trong quá trình tham gia vào cộng đồng mạng. Chắc chắn nếu cơ quan chức năng họ rà soát, họ phát hiện ra được những trường hợp như vậy sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”.

picture444444441-1632015993.png
Luật sư Bùi Khắc Toản - Đoàn Luật sư TP.HCM

 

Để góp phần chấn chỉnh các hành vi vi phạm, trong đó phần lớn là các hành vi sử dụng mạng xã hội để công kích, vu khống, làm nhục người khác, Luật an ninh mạng được áp dụng với các mức xử phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng hay xử lý hình sự các đối tượng theo các điều 155, 156, 326 của bộ luật.

Ngoài việc phải có các mức xử phạt để kiềm chế các hành vi, phát ngôn quá kích trên mạng các phương tiện internet, mỗi người dùng cũng cần biết thêm về tác động xấu của nó đến cộng đồng - nơi mà chúng ta sống chung online cùng nhau. Ông Nguyễn Trần Trung Hải có chia sẻ thêm: “Chúng ta lấy một tài khoản cá nhân, chúng ta nhìn nhận, nhận xét 1 vấn đề nhưng chúng ta phải nhớ một điều như thế này, chúng ta không phải là cá nhân đơn lẻ, mà ở mỗi cá nhân trong xã hội này có một mạng lưới quan hệ xã hội và những lời nói cử chỉ hành động của họ nó sẽ mang lại hiệu ứng và sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người”.

Không để tiếp tục đẩy những hành xử kém văn minh trên mạng xã hội đi xa hơn. Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ra đời, do Bộ Thông Tin và Truyền Thông ban hành, dù không có giá trị bắt buộc thực hiện, những hướng dẫn cụ thể của Bộ quy tắc sẽ góp phần “gieo trồng”, nuôi dưỡng, phát triển trên môi trường mạng xã hội những hành vi tích cực hơn.

picture5555555555551-1632015993.png

 

picture6666666666661-1632015993.png
Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội góp phần giúp cải thiện văn minh internet của người Việt trong thời gian tới. (ảnh: Internet)

“Theo tôi đó là bộ quy tắc ứng xử theo tôi rất là kịp thời, rất kịp thời trong thời điểm hiện nay, ngoài cái việc là cần đăng ký hoặc sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà cung cấp mạng, thì cá nhân sử dụng đó phải có trách nhiệm và có ý thức đúng cái hướng dẫn của nhà cung cấp mạng, thứ 2 nữa là phải có hành vi ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật” - Luật sư Bùi Khắc Toản nói thêm.

Chúng ta đang sống trong một môi trường phát triển cùng công nghệ, nhưng xuất thân văn hoá của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng đều đi lên từ văn hoá giao tiếp trực tiếp mỗi ngày để xây dựng lên một quốc gia văn minh hơn, một cộng đồng đáng sống hơn nên: “Mỗi lời nói của chúng ta, mỗi phát ngôn của chúng ta không phải chỉ phục vụ cho bản thân của mình nữa khi mình nhìn nhận về một vấn đề, mình phải xem xét trên góc độ là chúng ta nhìn ở một góc nhìn rộng hơn, một góc nhìn đa chiều và chúng ta xem xét nó ở nhiều yếu tố, nhiều khía cạnh tác động” - ông Nguyễn Trần Trung Hải.

picture8888888881-1632015993.png

 

Người Việt sử dụng internet 6,5 giờ mỗi ngày, trong đó 2,3 giờ cho mạng xã hội. Facebook và YouTube là hai dịch vụ được sử dụng nhiều nhất. Với 65 triệu người dùng internet, nếu thật sự xem đây là môi trường giải trí, học tập, làm việc thì chúng ta cần cải thiện vấn đề ứng xử trên mạng xã hội càng sớm càng tốt.